Có đôi lúc chỉ cần chợp mắt vài giờ trong buổi tối đã đủ tỉnh táo cả ngày nhưng có khi dù ngủ đến chín hoặc mười giờ một đêm vẫn cảm thấy còn rất mệt mỏi và muốn tiếp tục ngủ? Vậy nguyên nhân là do đâu? Cùng Giường Mạnh Tùng giải mã bí mật, nắm bắt cách tính giấc ngủ khoa học để có thể thức giấc với tinh thần thoải mái nhất.
Mục lục nội dung
Bạn nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?
Giấc ngủ khoa học cần thiết như thế nào?
Cơ thể thực chất cũng giống như chiếc smartphone mà chúng ta đang sử dụng dù có thông minh và đa tính năng đến đâu cũng cần phải sạc pin đều đặn mới có thể hoạt động được. Việc sạc pin cũng không thể sạc bù, càng không nên sạc giữa chừng thì bỏ lỡ vì dễ dẫn đến chai pin. Đúng thế, giấc ngủ khoa học là lúc cơ thể đào thải chất độc và tái tạo nguồn năng lượng mới cho ngày kế tiếp. Không ngủ, thiếu ngủ lâu ngày, cơ thể trở nên hao tổn, suy nhược, đầu óc kém minh mẫn, tập trung và giảm hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, ngủ là việc cần phải thực hiện mỗi ngày, việc ngủ li bì để bù đắp cho những ngày thức liên tục trước đó không thể giúp bạn hồi phục thể trạng 100%. Thậm chí, ngủ không điều độ khiến đồng hồ sinh học thay đổi, rối loạn hormone melatonin và có thể gây mất ngủ dài hạn sau đó. لعبة بلاك جاك اون لاين Ngoài ra, chính việc xáo trộn chu kỳ ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch, huyết áp và cả ung thư.
Có phải thời gian ngủ của mỗi người đều giống nhau?
Thật ngạc nhiên khi không phải ai cũng cần ngủ đủ tám giờ mỗi ngày vì giấc ngủ khoa học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong khi trẻ nhỏ có thể ngủ mỗi ngày từ mười đến mười hai giờ thì con số này lại trở nên dư thừa với những người trưởng thành. Ngủ nhiều đối với người trưởng thành còn có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tìm ẩn nào đấy.
Bên cạnh đó, giấc ngủ còn bị tác động bởi tuổi tác, gen di truyền hoặc do tính chất công việc mỗi ngày. Đúng vậy, khi càng lớn tuổi, melatonin lại có xu hướng tiết ra ít hơn, điều đó lý giải vì sao ông bà hay dậy sớm, trằn trọc hoặc mất ngủ. Một số người cần ngủ tám giờ mỗi ngày mới thật sự sẵn sàng làm việc nhưng cũng có người thuộc gen “ngủ ngắn”, với họ chỉ cần ngủ từ 4 giờ đến 6 giờ mỗi ngày là đã quá đủ.
Bí mật của những giấc ngủ
Giấc ngủ khoa học vận hành theo nguyên tắc của riêng nó
Bạn có biết những giấc ngủ vận hành như thế nào không? Có rất nhiều người cho rằng việc ngủ mấy giờ không quan trọng nhưng quan trọng phải đủ tám tiếng mới được gọi là đủ. Suy nghĩ trên không hẳn là không đúng nhưng tại sao có lúc ngủ gần mười giờ mỗi ngày vẫn cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn rời khỏi giường? Sự thật là giấc ngủ có những nguyên tắc riêng của nó, việc nắm bắt những nguyên tắc đó cho phép bạn ngủ ít hơn mà vẫn cảm thấy thỏa mãn. موقع 888
Quy luật của giấc ngủ khoa học
Khi bạn ngủ, giấc ngủ của bạn sẽ được phân chia thành nhiều chu kỳ khác nhau, thời gian của mỗi chu kỳ thường kéo dài 90 phút. Trong mỗi chu kỳ như thế, lại được phân ra 5 giai đoạn nhỏ hơn nữa gọi là:
- Giai đoạn ru ngủ
- Giai đoạn ngủ nông
- Giai đoạn ngủ sâu
- Giai đoạn ngủ rất sâu
- Giai đoạn ngủ mơ
Vậy theo bạn, chúng ta nên thức dậy vào giai đoạn nào là hợp lý nhất?
XEM THÊM
- Hội chứng narcolepsy là gì và tác động như thế nào đến cuộc sống?
- Tác hại của thiếu ngủ kéo dài nghiêm trọng như thế nào?
Cách tính giấc ngủ khoa học
Thời gian lý tưởng để thức giấc
Mỗi ngày chúng ta cần ngủ từ ba đến sáu chu kỳ để đảm bảo thời gian cho việc phục hồi năng lượng của cơ thể. Trong đó, ngủ khoảng năm chu kỳ liên tiếp được cho là hợp lý nhất, không thừa, không thiếu. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, trong năm giai đoạn của một chu kỳ ngủ, giai đoạn thứ ba và thứ tư là quan trọng hơn cả và cơ thể sẽ rất khó đánh thức vào thời gian này.
Do đó, nếu buộc phải thức giấc ngay khi đang trong giai đoạn thứ ba hoặc thứ tư, sẽ rất dễ hiểu tại sao bạn lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu dù đã ngủ tới bảy chu kỳ đi chăng nữa. Trong khi đó, nếu thức dậy ngay khi chuyển tiếp giữa hai chu kỳ với nhau sẽ giúp chúng ta thoải mái hơn hẳn. Cụ thể, giấc ngủ khoa học nên kết thúc ngay sau khi hoàn thành giai đoạn thứ năm hoặc trong thời gian chuẩn bị khởi động giai đoạn thứ nhất.
Cách tính giấc ngủ khoa học nên ghi nhớ
Để có được giấc ngủ khoa học, bạn có thể cài báo thức cho riêng mình dựa vào cách tính toán sau:
Thời gian bắt đầu đi ngủ + (1.5h x “n”) + T = Thời gian thức dậy
Bạn cần lưu ý rằng:
- “n” là số chu kỳ bạn muốn ngủ, là bội số của 90 phút. Chu kỳ được khuyên dành cho bạn có giá trị từ 3 đến 6. Trong đó, nên hạn chế ngủ 3 chu kỳ vì “pin chưa nạp đủ”, tốt nhất nên ngủ 5 chu kỳ để có giấc ngủ khoa học nhất.
- “T” là khoảng thời gian để bạn chìm vào giấc ngủ, đây là tham số rất quan trọng và rất cần được xác định đúng tuyệt đối. Có người mất 14 phút, 30 phút hoặc hơn nhưng cũng có người chỉ cần 5 phút để mọi thứ bắt đầu. Việc xác định đúng T giúp bạn dự đoán được chính xác thời điểm kết thúc chu kỳ ngủ và thức dậy trong tư thế sảng khoái.
Như vậy, cách tính giấc ngủ khoa học khá đơn giản. Nếu thời gian bắt đầu chìm vào giấc ngủ của bạn là 14 phút, bạn ngủ từ lúc 9 giờ tối và muốn ngủ trong 5 chu kỳ vậy thời gian thích hợp để thức giấc chính là: 9 + (1.5 x 5) + 14 = 4 giờ 44 phút sáng. Thật thú vị đúng không! Hy vọng với những thông tin từ Giường Mạnh Tùng có thể giúp bạn thỏa mãn hơn với giấc ngủ của chính mình.
Xem thêm:
Một số cách trị mất ngủ bằng thảo dược an toàn, hiệu quả
———————————————-
► Giường gấp thông minh
► Giường đa năng ẩn kệ sách
► Giường ẩn tủ
► Giường tầng trẻ em 4 trong 1
► Bàn xếp đa năng kết hợp kệ sách
► Bàn xếp học sinh treo tường
► Bàn ăn xếp gọn thông minh
► Bàn xếp sinh viên
► Giường gấp kết hợp bàn học
► Kệ tivi
► Báo giá nội thất thông minh
————————————————
Thông tin liên hệ
- GIƯỜNG MẠNH TÙNG
- Địa chỉ: 60/5 Trần Mai Ninh, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0368 923 264
- Hotline: 0989 231 973
- Email: tungmanh99@gmail.com
- Website: https://giuongmanhtung.com/