Nắm bắt ngay những bí quyết ngủ ít vẫn khỏe để cuộc sống thêm thú vị

Bạn thường được khuyên ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày để trở nên tỉnh táo và khỏe khoắn nhưng bạn có biết cơ thể chỉ cần phân nửa thời gian đó mà vẫn cho hiệu quả tương tự hay không? Thông thường chúng ta dành khoảng 30% thời gian cuộc đời chỉ để ngủ, như vậy, nếu tiết giảm thời gian ngủ đi 50% đồng nghĩa chúng ta có thêm 15% thời gian để làm những việc mà mình yêu thích. Nếu bạn đang tò mò làm sao để có thể thực hiện điều đó, hãy cùng Giường Mạnh Tùng làm rõ bí quyết ngủ ít vẫn khỏe.

Ngủ ngắn khác hay giống thiếu ngủ?

Bí quyết ngủ 4 tiếng vẫn khỏe
Ngủ ngắn giúp có thêm nhiều thời gian làm điều mình thích

Sự khác biệt cơ bản của ngủ ngắn và thiếu ngủ

Người ngủ ngắn và người thiếu ngủ, khó ngủ đều chỉ tiêu tốn rất ít thời gian cho việc ngủ nghỉ mỗi ngày. Tuy nhiên, trong khi người thiếu ngủ hay khó ngủ luôn trong trạng thái khó chịu, đau đầu, uể oải, muốn ngủ mà không ngủ được thì người ngủ ngắn có giấc ngủ y như người bình thường duy chỉ ngủ ít chu kỳ ngủ hơn. Như vậy, thay vì cảm thấy mất năng lượng, suy nhược thần kinh,…người ngủ ngắn luôn khỏe mạnh, tỉnh táo và có tình trạng sức khỏe tương tự người ngủ đủ giấc.

Ngủ ngắn là bẩm sinh hay do luyện tập?

Bí quyết ngủ ít vẫn khỏe của những người ngủ ngắn đã được bật mí bởi những nhà nghiên cứu. Họ nhận thấy điều đặc biệt mà chỉ những người ngủ ngắn mới có chính là có sự đột biến nhỏ trong gene gọi là DEC2. Sự đột biến này cho phép não bộ hồi phục nhanh hơn sau ngày dài hoạt động. Nhờ đó, dù ngủ rất ít mỗi ngày nhưng các cơ quan trong cơ thể vẫn thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Tuy nhiên, với lợi ích lớn lao từ việc ngủ ngắn, ngoài giấc ngủ ngắn tự nhiên đã có rất nhiều phương pháp ngủ ngắn khác có thể tự luyện tập. Để nắm được bí quyết ngủ ít vẫn khỏe này bạn có thể tham khảo những phương án được đề cập bên dưới.

Những bí quyết ngủ ít vẫn khỏe

Ngủ đúng chu kỳ ngủ

Ngủ ít để thành công
Giấc ngủ là sự nối tiếp của những chu kỳ ngủ

Phương pháp đơn giản nhất để giúp bạn ngủ ít nhưng vẫn khỏe khoắn chính là một chu kỳ ngủ khoa học. Để thực hiện phương pháp này, bạn nên hiểu một chu kỳ ngủ diễn ra như thế nào. Trong giấc ngủ của người bình thường, chúng ta vốn chỉ nhìn thấy họ ngủ một giấc từ tối đến sáng. Nhưng thực chất, khi ngủ, giấc ngủ của họ là một chuỗi chu kỳ nối tiếp nhau, mà mỗi chu kỳ có thời lượng 90 phút. Vậy trong 90 phút này giấc ngủ diễn biến như thế nào? Một chu kỳ ngủ bao gồm năm giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: ru ngủ

Thời gian trải qua giai đoạn này trung bình thường là mười bốn phút, với những người dễ ngủ hơn, thời gian có thể ngắn hơn chỉ khoảng năm phút. Và với những người khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, đôi lúc cần mất đến ba mươi phút hoặc lâu hơn mới có thể vào giấc.

Giai đoạn thứ hai: ngủ nông

Ngủ nông diễn ra khoảng từ 45 phút đến 50 phút, chiếm hơn phân nửa chu kỳ ngủ, trong giai đoạn này mắt bắt đầu ngủ (ngưng chuyển động) và sóng não cũng chậm hơn.

Giai đoạn thứ ba: ngủ sâu

Ngủ sâu là giai đoạn cơ thể được thả lỏng hoàn toàn, trong khoảng thời gian khoảng mười phút này, nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở trở nên chậm trải, cơ bắp, khớp xương cũng bắt đầu thả lỏng toàn diện.

Giai đoạn thứ tư: ngủ rất sâu

Thời gian ngủ sâu thường diễn ra trong khoảng mười lăm phút trong tình trạng cơ thể tiếp tục thả lỏng nối theo giai đoạn ngủ sâu đến mức cực đại.

Giai đoạn thứ năm: ngủ mơ

Sau hai giai đoạn quan trọng nhất là ngủ sâu và ngủ rất sâu, cơ thể bắt đầu chuyển sang những giấc mơ. Thời lượng ngủ mơ thường chiếm khoảng hai mươi phút khi ngủ nhưng có khi nó cũng chỉ thoáng qua vài phút rồi bắt nhịp nhanh một chu kỳ ngủ mới.

Như vậy, bí quyết ngủ ít vẫn khỏe phụ thuộc vào bạn thức dậy vào giai đoạn thứ mấy trong chu kỳ ngủ. Chỉ cần thiết lập báo thức ngay khi giai đoạn thứ năm kết thúc, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều nếu phải thức ngay lúc ngủ sâu. Do đó, hãy áp dụng công thức sau:

Thời gian cần thức giấc = Thời gian bắt đầu đi ngủ + (1.5 x chu kỳ ngủ mong muốn) + 14 phút

Trong đó, chu kỳ ngủ được khuyên ít nhất 4 – 5 chu kỳ để cơ thể có thời gian hồi phục tốt nhất.

XEM THÊM

Phương pháp Polyphasic Sleep

Cách không ngủ trưa mà vẫn tỉnh táo
Bí quyết ngủ ít vẫn khỏe – Phương pháp Polyphasic Sleep

Đây là phương pháp ngủ được danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci sử dụng để có được nhiều thời gian làm việc hơn trong suốt cuộc đời của mình. Bí quyết ngủ ít vẫn khỏe của ông nằm ở việc phân chia giấc ngủ dài thành nhiều giấc ngủ ngắn khác nhau và lặp lại chúng sau mỗi bốn giờ.

Lý do ông thực hiện điều này là khi ông sớm nhận ra thời gian ngủ sâu đến rất sâu chiếm rất tỷ trọng trong một chu kỳ ngủ. Ngủ ngắn giúp tập trung vào giấc ngủ sâu nhiều hơn, giảm bớt thời gian còn lại. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần phải luôn theo dõi sát sao đồng hồ, và rất khó tập thành thói quen này trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, bí quyết ngủ ít vẫn khỏe không khó để thực hiện. Tuy nhiên, nếu không phải là người có được đột biến DEC2, vẫn nên ngủ ngắn một cách hợp lý để não bộ và các cơ quan có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất. Giường Mạnh Tùng chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với giấc ngủ.

Xem thêm:

Mách nước mẹ bỉm sữa cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Giấc ngủ REM là gì? Ý nghĩa của giấc ngủ REM là gì?

Những sản phẩm mội thất thông minh – Mạnh Tùng:Nắm bắt ngay những bí quyết ngủ ít vẫn khỏe để cuộc sống thêm thú vị 1

———————————————-
Giường gấp thông minh
Giường đa năng ẩn kệ sách
Giường ẩn tủ
Giường tầng trẻ em 4 trong 1
Bàn xếp đa năng kết hợp kệ sách
Bàn xếp học sinh treo tường
Bàn ăn xếp gọn thông minh
Bàn xếp sinh viên
Giường gấp kết hợp bàn học
Kệ tivi
Báo giá nội thất thông minh

Thông tin liên hệ

  • GIƯỜNG MẠNH TÙNG
  • Địa chỉ: 60/5 Trần Mai Ninh, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 0368 923 264
  • Hotline: 0989 231 973
  • Email: tungmanh99@gmail.com
  • Website: https://giuongmanhtung.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *